Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi đơn giản và hiệu quả nhất

Nấm mang là một trong những bệnh thường gặp ở cá koi. Nấm mang luôn là nỗi ám ảnh với những người nuôi và chơi cá koi vì nó có thể gây nguy hiểm tới mạng sống của chính chú cá đó và cả đàn cá. Vậy dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi như thế nào? Hãy cùng ISHI KOI FARM tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Khái quát về bệnh nấm mang ở cá koi

Nấm mang là một loại bệnh nhiễm trùng do một loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây ra. Loài nấm này có thể được tìm thấy trong các mảnh vụn hữu cơ đang phân hủy trong hồ hoặc bể nước có nhiệt độ trên 20 độ C. Nguyên nhân chính khiến loài nấm này tấn công cá koi là do hồ nước nhiễm khuẩn do không được lọc, thay nước hoặc thức ăn dư thừa làm nước bị ô nhiễm.

Bệnh nấm mang đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng cá chết xảy ra nhanh chỉ sau 24 – 48 giờ khi các dấu hiệu bệnh rõ nét, thậm chí có thể gây chết cá hàng loạt. Cá koi có thể mắc nấm mang quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè khi thời tiết thay đổi và vi khuẩn phát triển mạnh nhất sẽ khiến cá mất sức đề kháng và nhiễm bệnh.

Nấm Branchiomyces tấn công mang cá koi gây ra bệnh nấm mang
Nấm Branchiomyces tấn công mang cá koi gây ra bệnh nấm mang

2. Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi

Nguồn nước ô nhiễm, thời tiết nóng ẩm khiến nam mang phát triển nhanh và mạnh mẽ gây bệnh cho cá koi. Dưới đây là dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi đơn giản và hiệu quả nhất:

2.1. Dấu hiệu nhận biết – Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi hiệu quả 

Khi cá koi mới nhiễm nấm mang hoặc bệnh ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì triệu chứng ít, chỉ có 1 vài biểu hiện như hơi tụ mặt nước, tập trung đầu nguồn để hít oxy, cá vẫn ăn bình thường. Nhưng khi cá bị nấm mang nặng thì có biểu hiện như sau:

  • Bơi lờ đờ
  • Bỏ ăn
  • Mang có xuất hiện vết lốm đốm đỏ và trắng
  • Khó thở, khó hô hấp 
  • Cá koi hay nổi đầu và tụ ở dòng nước đầu nguồn, đầu dòng suối hoặc thác đổ nước vào hồ để hít oxy.
  • Tiết dịch ở mang làm bết các lớp mang.
Mang cá xuất hiện lốm đốm đỏ và trắng khi bị nhiễm nấm
Mang cá xuất hiện lốm đốm đỏ và trắng khi bị nhiễm nấm

2.2. Cách trị nấm mang – Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi hiệu quả 

Khi đã xác định chính xác cá koi nhiễm nấm mang thì các bạn có thể trị bệnh cho cá bằng cách sau:

  • Cách ly cá bị nhiễm bệnh vào tank nước riêng.
  • Vệ sinh hệ thống lọc, tăng nhiệt độ nước lên trên 28 độ C để giảm khả năng chết cá.
  • Dùng 6g Cloramin T, 4kg muối hạt, 10 viên C sủi, 2 củ tỏi giã nát hoặc xay nhuyễn đánh thuốc cho 1m3 nước.
  • Sau khi đánh thuốc 1 ngày thì thay 60% nước chia làm 2 lần, mỗi lần thay 30%.
  • Tiếp đến liều thứ 2 cũng dùng thuốc như trên và sau 2 ngày thì thay nước.
  • Sau khi thay nước lại đánh liều thuốc thứ 3 rồi thay nước định kỳ.

Ngoài ra, các bạn có thể dùng 5g Cloramin T/1000l nước sau 2 ngày thì thay 50% nước rồi đánh thuốc lần 2 với liều lượng tương tự. Dùng thuốc lặp lại liều 3 và theo dõi. Bổ sung thêm 15g vitamin C/1000l nước để tăng đề kháng giúp cá nhanh hồi phục.

Tuy nhiên, Cloramin T chỉ có tác dụng khử trùng nguồn nước, tiêu diệt vi khuẩn trong nước, ngăn chặn bệnh lây lan cho những cá khỏe còn lại. Vì vậy cách tốt nhất là có biện pháp phòng bệnh nấm mang cho cá koi.

Sử dụng thuốc Cloramin T cho cá - Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi hiệu quả

Sử dụng thuốc Cloramin T cho cá – Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi hiệu quả

3. Cách phòng ngừa bệnh nấm mang cho cá koi

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn cần thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa nấm mang cũng như các bệnh khác ở cá koi:

  • Vệ sinh hồ hoặc bể cá sạch sẽ, thay nước thường xuyên. Với hồ hoặc bể mới trước khi thả cá koi thì nên tiệt trùng, phơi đáy khoảng 7 ngày trước khi bơm nước mới vào.
  • Bổ sung men vi sinh, các loại vitamin, khoáng chất và thức ăn đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng cho cá.
  • Cho cá ăn vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Trộn kháng sinh cho cá vào thời điểm giao mùa, sử dụng 220mg Sulfamerazine/1kg cá/ngày hoặc 75mg Oxytetracycline/kg cá/ ngày.
  • Hạn chế gây căng thẳng cho cá như thay đổi nước đột ngột, thả mật độ cá quá dày…
  • Thực hiện khâu cách ly cá mới bắt về trước khi thả cá vào hồ chung.
  • Trang bị hệ thống bộ lọc và oxy chất lượng cao đóng vai trò quan trọng giúp cá koi khỏe mạnh bởi bộ lọc giúp tạo môi trường sạch cho cá phát triển.
Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi hiệu quả

Dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi hiệu quả

Như vậy, để tránh việc cá koi bị nhiễm nấm mang hoặc các bệnh khác, trước tiên phải đảm bảo nguồn nước sạch, được diệt khuẩn, xây dựng hồ cá với hệ thống lọc chuẩn. Thông qua những thông tin về dấu hiệu và cách trị nấm mang ở cá koi trên bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh nấm mang và nắm được bí quyết phòng và trị bệnh cho cá koi.

Nếu bạn muốn tư vấn thêm về cách trị bệnh cho cá koi hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay hotline: 1900 3079, đội ngũ tư vấn của ISHI KOI FARM sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn

Bình luận

      Leave a reply

      Kết nối đam mê

      Worldwide Nishikigoi export from Japan

      We want to be your resource for worldclass Nishikigoi.

      Worldwide Nishikigoi export from Japan

      CÔNG TY TNHH ISHI KOI FARM

      185 Lộc Vượng, Tp. Nam Định
      MST: 0601224050
      GPKD: 0601224050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 23/11/2021
      ĐDPL: Bùi Cao Liêm

      Ishi Koi Farm

      95 Lộc Vượng, Tp. Nam Định
      info@ishi.vn
      CSKH: 1900 3079
      Tư vấn & Mua hàng: 0853 65 38 38
      Hotline: 0228 7303 686
      Bản đồ Google Maps

      Hướng dẫn

      Đổi trả & bảo hành
      Giao nhận & Thanh toán
      Hướng dẫn thanh toán
      Hướng dẫn mua hàng
      Wiki cá Koi

      Chính sách

      Chính sách bảo hành
      Chính sách đổi trả
      Chính sách vận chuyển
      Chính sách thanh toán
      Chính sách bảo mật
      Chính sách kiểm hàng
      Ishi Koi Farm
      Logo
      Giỏ hàng