Bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị

Ngắm nhìn những chú cá koi đầy màu sắc tung tăng bơi lội mang lại niềm vui và giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc cho người chơi cá koi. Tuy vậy, đôi khi bạn sẽ thấy cá koi nằm im, không bơi lội thì có thể là dấu hiệu của bệnh ngủ. Cá koi mắc bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh ngủ ở cá koi

Trước khi tìm hiểu bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị cho cá koi như thế nào, hãy tìm hiểu vì sao cá koi mắc bệnh này nhé.

Bệnh ngủ ở cá koi thường gặp ở koi 1 tuổi hoặc lớn tuổi hơn. Đây là khi hệ miễn dịch của cá kém và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Các loại vi khuẩn gây hại Flavobacteria hoặc virus CEV tấn công cá koi và gây ra bệnh ngủ. Đây là loại vi khuẩn ký sinh, gây tổn thương chủ yếu ở mang và da cá koi. Các mô mang của cá bị ảnh hưởng làm cản trở khả năng trao đổi oxy, dẫn tới tỷ lệ cá chết cao. 

Có nhiều nguyên nhân khiến những loại vi khuẩn gây bệnh ngủ cho cá koi xuất hiện như: nước hồ cá ô nhiễm, cá koi bị stress do thay đổi môi trường sống đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Vi khuẩn sẽ lợi dụng thời cơ để tấn công khiến koi bị bệnh ngủ.

Môi trường nước ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh ngủ cho cá koi
Môi trường nước ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh ngủ cho cá koi

2. Bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị cho cá koi

Cá koi mắc bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả. Thông thường, cá koi chưa trưởng thành khi mắc bệnh ngủ có xu hướng nằm im trên mặt nước, còn cá trường thành sẽ nằm dưới đáy.

2.1. Dấu hiệu của bệnh ngủ ở cá koi

Cá koi mắc bệnh ngủ sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Uể oải, nằm nghiêng hoặc ngửa, lờ đờ như đang ngủ. Một số chú cá thân thể nặng sẽ chìm xuống đáy hồ, một số khác thì phần đầu nặng chìm xuống còn đuôi nổi lên.
  • Mắt cá trũng xuống, mang sưng to, thay đổi sắc tố da.
  • Mang cá xuất hiện lớp nhầy màu trắng rồi lan dần ra toàn cơ thể.
  • Bệnh ngủ ảnh hưởng tới mang cá, do đó cá bị cản trở khả năng trao đổi oxy dẫn đến hô hấp khó khăn.
Cá koi lờ đờ, nằm im dưới đáy bể, hô hấp khó khăn là những dấu hiệu của bệnh ngủ
Cá koi lờ đờ, nằm im dưới đáy bể, hô hấp khó khăn là những dấu hiệu của bệnh ngủ

2.2. Cách chữa trị bệnh ngủ cho cá koi

Khi cá koi có các dấu hiệu như trên thì các bạn có thể thể tham khảo bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị như sau:

  • Tăng hoặc giảm nhiệt độ nước: Virus CEV gây bệnh ngủ cho cá koi phát triển tốt ở nhiệt độ tf 15 – 23 độ C, vì thế có thể giảm hoặc tăng cao hơn ngưỡng nhiệt độ này sẽ ức chế sự phát triển của virus gây bệnh này. Tuy nhiên cá koi dễ căng thẳng và chết trong môi trường lạnh nên tốt nhất là tăng nhiệt độ trên 23 độ C.
  • Thay nước, làm sạch nước: Sử dụng máy lọc chuyên dụng, chất lượng tốt, có công suất phù hợp với thể tích hồ/bể cá.
  • Điều trị triệt để nếu cá đang mắc bệnh truyền nhiễm: Khi cá koi mắc bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, nhiễm khuẩn gây ra các vết thương, vết loét thì virus CEV và vi khuẩn Flavobacteria càng dễ dàng xâm nhập gây bệnh ngủ. Do đó cần điều trị triệt để bệnh truyền nhiễm cho cá bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh như KanaPlex trộn vào thức ăn cho ăn 1 lần/ngày. 
  • Sử dụng muối: Mặc dù muối không có tác dụng trị bệnh ngủ hoàn toàn nhưng cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe cho cá koi. Dùng muối để tắm cá hoặc ngâm vừa sát trùng vết thương vừa tăng khả năng chống chịu vi khuẩn, virus giúp giảm tỷ lệ chết ở cá. Có thể dùng muối tắm cho cá koi với nồng độ 0.5 – 2.9%, chỉ tắm khoảng 3 – 4 phút trong 4 ngày. Còn nếu ngâm muối thì nồng độ muối khuyến cáo là 0.6 – 0.7% từ 5 – 7 ngày.
  • Bổ sung thêm oxy: Khi cá koi mắc bệnh ngủ chúng sẽ cần lượng oxy lớn, vì thế bạn hãy sục oxy, thêm oxy hòa tan vì mang cá đang bị sưng nên rất khó hô hấp để tự lấy oxy. 
Bổ sung thêm oxy hòa tan, muối, tăng nhiệt độ nước trên 23 độ để chữa bệnh ngủ cho cá koi
Bổ sung thêm oxy hòa tan, muối, tăng nhiệt độ nước trên 23 độ để chữa bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị 

3. Cách phòng bệnh ngủ cho cá koi

Bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị đã được phân tích cụ thể ở phần 2. Cách tốt nhất để bảo vệ những chú cá koi của bạn chính là có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả:

Bảo trì hồ/bể tốt – bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị 

Để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của mầm bệnh, bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước như nhiệt độ, độ pH, oxy, nồng độ amoniac, nitrat, nitrit. Hồ cá phải được đảm bảo các thông số sau là tốt nhất:

  • Nhiệt độ: 20 – 27 độ C
  • Độ pH: 7 – 7.5
  • Hàm lượng oxy tối thiểu: 2.5mg/l. Sau một thời gian nuôi dưỡng, các chất thải, rong, tảo, chất nhờn do cá tiết ra…làm ảnh hưởng đến lượng oxy. Do đó, bạn nên bổ sung thêm cây thủy sinh, sen, súng để tăng lượng oxy cho cá.
  • Lượng muối: 0.5 – 1%

Bạn nên thay nước theo kiểu nhỏ giọt hoặc thiết kế thác nước để hồ/bể cá luôn có nước mới sạch sẽ. Thường xuyên dọn rác như hoa, lá hoặc thức ăn thừa của cá để tránh gây ô nhiễm nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Mật độ cá – bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị 

Khi cá koi mắc bệnh ngủ, chúng cần lượng oxy lớn do đó nếu mật độ cá quá dày sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Ngay cả khi cá khỏe mạnh thì việc thả cá quá nhiều trong 1 hồ/bể cũng dễ gây stress cho cá, giảm khả năng phòng vệ của cá và tăng khả năng mắc bệnh. Vì thế bạn nên cân nhắc số lượng cá koi khi nuôi nhé. Thêm một điều nữa là nên áp dụng quy trình cách ly nghiêm ngặt khi bắt cá mới về trước khi thả vào hồ/bể nuôi chung.

Thả mật độ cá vừa phải để cá có môi trường sống tốt, rộng rãi - bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị 

Thả mật độ cá vừa phải để cá có môi trường sống tốt, rộng rãi – bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị

Tăng sức đề kháng cho cá – bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị 

Cá có sức đề kháng tốt thì mới có khả năng chống chọi với các mầm bệnh. Hãy bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho cá. Hoặc bạn có thể lựa chọn dòng thức ăn đầy đủ dinh dưỡng như cám Hikari Daily, Mega Balance…để tăng đề kháng cho cá koi.

Tăng nhiệt độ nước trong hồ cá Koi – bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị 

Đối với những chú cá Koi mắc bệnh ngủ xảy ra ở mức nhiệt độ từ 15 – 23 độ C. Nếu mức nhiệt trên hoặc dưới đều có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Nếu cá mới bị nhiễm bệnh hãy thay đổi nhiệt độ nước trong hồ trong khoảng vài ngày để gây sốc cho cá. Thông thường nên tăng nhiệt độ lên sẽ tốt hơn là hạ nhiệt độ xuống. Bởi, cá Koi dễ bị stress khi ở nhiệt độ thấp và có thể khiến cho cá mắc thêm một vài bệnh khác. Do đó, hãy tách riêng những chú cá bị bệnh ra tank khác để dễ dàng theo dõi tình trạng của cá.

Bệnh ngủ chỉ là một trong những bệnh thường gặp ở cá koi, có khả năng gây tử vong cao. Do đó, để có một đàn cá khỏe mạnh thì bạn cần xây dựng cho chúng một môi trường sống tốt nhất, thường xuyên quan tâm, chăm sóc chúng. Hy vọng những thông tin về bệnh ngủ dấu hiệu và cách chữa trị trên đây hữu ích cho bạn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn

Bình luận

      Leave a reply

      Kết nối đam mê

      Worldwide Nishikigoi export from Japan

      We want to be your resource for worldclass Nishikigoi.

      Worldwide Nishikigoi export from Japan

      CÔNG TY TNHH ISHI KOI FARM

      185 Lộc Vượng, Tp. Nam Định
      MST: 0601224050
      GPKD: 0601224050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 23/11/2021
      ĐDPL: Bùi Cao Liêm

      Ishi Koi Farm

      95 Lộc Vượng, Tp. Nam Định
      info@ishi.vn
      CSKH: 1900 3079
      Tư vấn & Mua hàng: 0853 65 38 38
      Hotline: 0228 7303 686
      Bản đồ Google Maps

      Hướng dẫn

      Đổi trả & bảo hành
      Giao nhận & Thanh toán
      Hướng dẫn thanh toán
      Hướng dẫn mua hàng
      Wiki cá Koi

      Chính sách

      Chính sách bảo hành
      Chính sách đổi trả
      Chính sách vận chuyển
      Chính sách thanh toán
      Chính sách bảo mật
      Chính sách kiểm hàng
      Ishi Koi Farm
      Logo
      Giỏ hàng